Chùa Nam Nhã vốn nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất tại Cần Thơ. Vì nơi đây có hàng ngàn câu chuyện lịch sự gắn liền trong 100 năm qua. Đồng thời, ngôi chùa còn là nơi có kiến trúc cổ kính, đậm chất văn hóa vùng đất Tây Đô. Hãy dừng chân tại đây, bài viết sẽ khám phá tất tần tật về ngôi chùa Nam Nhã cho những ai đang có ý định du lịch về khu vực miền tây sông nước Cần Thơ.
Tìm hiểu về lịch sự hình thành ngôi chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã Cần Thơ được xây dựng bởi ông Nguyễn Giác Nguyên vào năm 1895. Ban đầu, đây chỉ là tiệm thuốc bắc có tên là Nam Nhã Đường. Về sau mới được xây thành ngôi chùa và đổi tên thành Chùa Nam Nhã. Bên cạnh là nơi để thờ phụng tín ngưỡng, chùa còn là trụ sở chính cho phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng trong những năm 1907 - 1940.
Cụ thể hơn, đây là địa điểm tập hợp các phong trào yêu nước, sản sinh ra những bậc sĩ phu văn thân đầy tinh thần chống giặc ngoại xâm. Và cũng là nơi liên lạc của Đặc ủy Hậu Giang, Xử ủy Nam Kỳ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chùa Nam Nhã đã trở thành ngôi Phật Đường lớn nhất xứ Tây Đô từ năm 1923.
Chùa còn được công nhận là di tích lịch sử cách mạng vào ngày 25-01-1991. Vì vậy, khi đến ngôi chùa này, du khách không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử nước nhà, mà còn tham quan được nhiều công trình với lối kiến trúc cổ xưa, trang nhã bật nhất của đất Cần Thơ.
Hướng dẫn tham quan du lịch chùa Nam Nhã Cần Thơ
Chùa Nam Nhã ở đâu
Chùa Nam Nhã tọa lạc tại số 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Nằm bên cạnh sông Bình Thủy, phía đối diện là đình Bình Thủy cổ kính. Vì thế du khách vừa có thể di chuyển đến chùa bằng đường bộ hoặc đường sống rất thuận tiện.
Thời gian tham quan
Chùa Nam Nhã mở cửa sáng từ 7h00 - 11h00, chiều từ 14h00 - 19h00 hàng ngày và miễn phí tham quan. Vào những ngày lễ hội lớn như rằm tháng Giêng, tháng Bảy, ngày Phật Đản chùa cũng thường tổ chức để cúng Phật, cầu an cho bá tánh. Và mở cửa cho người dân đến cúng bái, cầu bình an.
Phương tiện, đường đi đến chùa Nam Nhã
Đường đi đến Chùa khá đơn giản, du khách có thể lựa chọn di chuyển các phương tiện như xe máy, ô tô, xe du lịch hoặc bằng đường thủy.
Đối với đường bộ, hãy chạy đến chân cầu Bình Thủy. Từ đó rẽ phải vào con đường nhỏ bên cạnh và chạy thẳng khoảng 100m là đến chùa. Nếu tính đi từ bến Ninh Kiều thì chỉ tốn khoảng 10 phút đi xe là sẽ tới được chùa. Phía sân chùa khá rộng nên du khách có thể đậu xe máy bên trong.
Đối với đường thủy, du khách có thể xuất phát từ bến Ninh Kiều theo sự dẫn đường từ người dân địa phương.
Khám phá kiến trúc chùa Nam Nhã Cần Thơ
Chùa Nam Nhã có lối kiến trúc cổ kính, trang nhã. Xung quanh là một khu vườn lớn, trải dài ra sông Bình Thủy. Tổng quan thiết kế kiến trúc của ngôi chùa mang nét đẹp cổ xưa, trang nghiêm và đậm chất văn hóa xứ Tây Đô.
Khu vực bên ngoài chùa
Cổng chùa được xây gạch, lợp ngói đỏ và hai bên cổng là hai câu liễn mang đậm ý nghĩa nhân sinh:
“Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thinh thông giác lộ
Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thụ ảnh cái thiền môn”.
Tạm dịch:
“Nam địa độ nguyên nhân, tiếng đàn Bát Nhã thông cõi giác.
Nhã đình mời thiện khách, bóng mát bồ đề phủ cửa thiền.”
Còn trong sân chùa được lát gạch tàu. Ở giữa sân có một bia di tích được đặt cùng với hàng cây kiểng quý, lâu năm như cây trắc bá diệp, cây tùng, cùng nhiều cây cổ thụ khác đã được chăm chút kỹ lưỡng hằng ngày.
Khu vực chánh điện
Khu vực mặt tiền chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc Á Âu vào đầu thế kỷ XX. Vì thế, ngôi chùa có nhiều nét khác với kiểu truyền thống Nam Bộ hiện nay. Bên trong chánh điện của chùa Nam Nhã được bày trí rất trang trọng. Gian trung tâm là nơi đặt bàn thờ tam giáo bao gồm Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo. Chung quy, ba tam giáo vẫn có cùng một ý nghĩa là dạy con người người hướng đến chân thiện mỹ.
Khu vực bên sau chánh điện
Bên sau chánh điện gồm có 2 căn phòng tiếp khách và một dãy hành lang dài. Là nơi để du khách nghỉ dưỡng, tịnh tâm nên không gian rất thoáng và tĩnh lặng. Bên phải chùa là dày nhà Đông Lang (Càn Đao Đường) dành cho nam nhân. Bên trái là dãy nhà Tây Lang (Khôn Đạo Đường) dành cho nữ nhân khi muốn nghỉ dưỡng tại chùa. Và hai dãy nhà đều nối thông với nhà bếp, rất dễ dàng và tiện lợi khi di chuyển cũng như tham quan. Chưa dừng lại ở đó, phía sau chùa là một vườn trái cây với đa dạng loại trái đặc trưng ở khu vực miền Tây sông nước.
Các địa điểm du lịch gần chùa Nam Nhã Cần Thơ
Gần với chùa Nam Nhã còn có những địa điểm du lịch nổi tiếng mà du khách có thể tham khảo. Chẳng hạn như đình Bình Thủy phía đối diện hay nhà cổ Bình Thủy. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có những ngôi chùa, đình thờ nổi tiếng khác như chùa Ông, chùa Phật Học, Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam,...
Di chuyển thêm khoảng 6 km về phía trung tâm Cần Thơ, du khách còn có thể ghé thăm những nhà hàng, khách sạn nổi tiếng tại Cần Thơ như Ninh Kiều, Vinpearl. Hay là khu vực du lịch nổi tiếng bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng cùng nhiều quán ăn, hàng ăn vỉa hè đầy rẫy khắp đường phố Cần Thơ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chùa Nam Nhã cùng với hướng dẫn tham quan ngôi chùa. Nếu có dịp, hãy ghé thăm chùa Nam Nhã để hành hương, cũng như tận mắt ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa này.
Khu du lịch Sinh Thái Mỹ Khánh
- Hotline đặt tour: 0909 996 883 - 0939 124 789
- Email: booking@mykhanh.com
- Địa chỉ: 335, lộ vòng cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam
- Website: https://mykhanh.com