Đặc sản Vĩnh Long là gì? Bạn sẽ không còn bối rối khi không biết phải mua gì làm quà sau chuyến du lịch Vĩnh Long nữa. Mykhanh.com sẽ mang đến cho bạn gợi ý về những địa chỉ đặc sản Vĩnh Long để bạn có một chuyến du lịch vui vẻ không âu lo. Theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Đặc sản Vĩnh Long - Bưởi Năm Roi
Bưởi Năm Roi là một giống bưởi nổi tiếng ở Việt Nam, được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ (nhất là Vĩnh Long). Mỗi năm, giống bưởi này cho thu hoạch hai lần vào tháng Tám và tháng Chạp âm lịch hàng năm. Về tên gọi độc đáo của bưởi thì có rất nhiều giai thoại. Nhưng vẫn là muốn giữ quả bưởi quý nên người xưa dặn dò con cháu nếu hái sẽ bị đánh Năm Roi.
2. Cam sành Tam Bình
Không biết thổ nhưỡng nơi đây như thế nào nhưng cam sành trồng rất tốt. Trái to trông rất bắt mắt, ngon ngọt. Cam sành thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10 âm lịch. Nhưng ngày nay nhiều nhà vườn đã tìm cách xử lý cho cam sành ra trái nghịch mùa để thu được lợi cao. Cam sành Tam Bình có da xanh, vỏ sần, bóng đẹp, màu sắc thịt quả vàng tươi, vị ngọt thanh. Có thể ăn tươi hoặc được chế biến thành nước hoa quả.
3. Quả Thanh Trà Vĩnh Long
Cây thanh trà trông giống như cây xoài, trái tương tự quả chanh, vỏ màu xanh, mềm vị chua, ngọt. Thời vụ trái chín vào khoảng tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch. Thanh trà có 2 loại: thanh trà chua và ngọt. Có nhiều cách thưởng thức hương vị của thanh trà: ăn chín, làm mứt và làm gia vị trong việc chế biến các món ăn (nấu canh chua, kho).
4. Khoai lang Bình Tân
Khoai lang là cây màu đặc sản của xứ rẫy Bình Tân, Vĩnh Long. Với chất lượng thơm ngon nổi tiếng, nhờ tay nghề của người trồng và phù hợp với thổ nhưỡng. Các giống khoai phổ biến ở Bình Tân, Vĩnh Long là khoai lang trắng giấy, trắng sữa, bí đường, bí nghệ và tím Nhật có vị ngọt, dẻo và thơm. Khoai lang Bình Tân cũng đã xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,...
5. Cá cháy Trà Ôn
Cá Cháy Trà Ôn có nhiều nhất là vào mùa gió chướng. Khoảng từ trước đến sau Tết một tháng và nhất là vào buổi sáng sớm. Cá cháy thịt rất ngon và có trứng bổ, béo. Thân cá hơi dẹp, dài, xương mềm nhiều và có vảy màu trắng nhưng thịt cá lại ngon ngọt hơn rất nhiều. Cá có thể chế biến rất nhiều món ngon như nấu cháo, canh chua, lẩu mắm và đặc biệt là kho rim với mía.
6. Bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ
Bánh tráng ở Vĩnh Long gồm nhiều loại khác nhau. Có thể kể tới như bánh tráng nem, bánh tráng nhúng, bánh tráng ngọt, bánh tráng nướng. Bánh tráng được làm bằng tay với 100% bột gạo và không sử dụng hóa chất. Bánh có hương vị đặc trưng khi ăn mềm dẻo, vị mặn vừa. Bạn có thể gói với tôm, thịt, rau, bún, chấm nước mắm me hay tương xay ăn rất hấp dẫn.
7. Cá lăng nấu canh chua
Du lịch miền Tây mà nhất là Vĩnh Long thì chắc chắn không thể bỏ qua món cá lăng nấu canh chua đầy hấp dẫn. Cá lăng có kích thước khá to, hình dạng khá giống cá ba sa. Và có rất nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Loại cá này có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon đặc trưng của ẩm thực miền Tây nhưng ngon nhất vẫn là nấu canh chua. Món đặc sản Vĩnh Long này không quá khó thực hiện mà nguyên liệu thì cũng đơn giản, chỉ cần một ít khóm, giá, cà chua, ớt,… và một số loại gia vị là đủ.
8. Lẩu cua đồng ở Vĩnh Long
Không quá đậm đà như lẩu mắm, cũng không nổi tiếng như lẩu cá linh bông điên điển. Nhưng lẩu cua đồng vẫn luôn là món ăn ngon được nhiều các tín đồ ẩm thực miền Tây cực kỳ ưa chuộng, trong đó có Vĩnh Long. Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính tạo nên hương vị cho món đặc sản Vĩnh Long này chính là những con cua đồng nhỏ nhắn.
9. Cá kèo nướng ống sậy
Đặc sản miền Tây còn có một loại cá nữa cũng rất nổi tiếng đó là cá kèo. Từ loại cá này, người miền Tây có thể chế biến nên rất nhiều món ăn ngon như cá kèo kho tiêu, cá kèo nấu canh chua, cá kèo nấu lẩu hay khô cá kèo. Nhưng đặc biệt phải kể đến món cá kèo nướng ống sậy, đặc sản Vĩnh Long cũng rất được ưa chuộng.
10. Khoai lang mắm sống cuốn lá cách
Khoai lang mắm sống cuốn lá cách là một trong những món món ăn dân dã có từ bao đời. Và trở thành một đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến vùng đất Vĩnh Long. Chỉ với những sản vật địa phương có sẵn như khoai lang, mắm sống miền Tây và rau rừng mà người dân nơi đây đã sáng tạo ra món ăn độc đáo này.
11. Bánh xèo hến Cù lao Dài
Bánh xèo hến Cù lao Dài là món ăn cực phổ biến và luôn được người dân Vĩnh Long ưa thích. Nguyên liệu của món bánh xèo này rất khác biệt với bánh xèo ở các vùng miền khác. Bánh xèo có nhân là hến trộn cùng với một ít tôm thay vì thịt heo bầm thông thường. Bên cạnh đó, người ta còn cho thêm măng mạnh tông, ăn thoạt đầu sẽ có vị đắng nhưng về sau sẽ ngọt, giòn rất ngon và một số loại rau có sẵn ở địa phương.
12. Nấm mối
Trong danh sách những đặc sản của ẩm thực Vĩnh Long nổi tiếng. Còn có một loại đặc sản chỉ xuất hiện vào những ngày mưa đầu tháng 6 đó chính là nấm mối. Mỗi khi đến khoảng thời gian nấm mối bắt đầu mọc thì người dân ở Vĩnh Long lại đổ xô vào các cánh rừng để săn lùng loài nấm quý hiếm này.
13. Lẩu gà nòi
Một món đặc sản Vĩnh Long tiếp theo mà ai cũng muốn thưởng thức khi ghé thăm miền đất này chính là lẩu gà nòi. Một nồi lẩu gà nòi ngon phải đạt tiêu chuẩn nước dùng trong, ngọt, vị thịt tự nhiên. Những hạt đậu phộng chín tới vừa bùi vừa béo còn sớ thịt gà dai, ngọt, thơm ngon chớ không bở rệu như gà công nghiệp.
14. Ốc lác hấp lá gừng
Nói đến món ngon Vĩnh Long thì không thể bỏ qua hải sản. Được thiên nhiên ban tặng nên hải sản ở đây nhiều không kể xiết. Mỗi ốc thôi mà cũng đã có đến hơn trăm loại mà món nào cũng ngon nhất nhì. Đơn cử như ốc lác hấp lá gừng tuy dân dã mà thử chế biến một xíu là trở thành món đặc sản ở đây.
15. Cam xoàn Trà Ôn
Tại Vĩnh Long, cam xoàn trồng nhiều ở khu vực Tam Bình, Trà Ôn. Cây cam ở đây đã có từ rất lâu đời và chiếm phần lớn vườn cây ở đây. Cam xoàn cho trái quanh năm nên mùa nào ghé thăm Vĩnh Long bạn đều có thể mua được vài quả cam về làm quà. Thứ cam ở vùng đất trù phú này ít nước nhưng ngọt thanh và rất thơm.
16. Đặc sản Bánh ú
Có người cho rằng đến Vĩnh Long chưa ăn bánh ú thì chưa biết hương vị bánh dân gian Vĩnh Long. Từ chiếc bánh ú trong giỗ ông bà ở làng quê Vũng Liêm. Đã phát triển thành bánh ngon nổi tiếng được du khách gần xa biết đến. Không ít người đến Vĩnh Long thưởng thức và chọn mua về làm quà tặng cho người thân. Những người sành điệu ăn bánh ú cho rằng ăn bánh ú là lúc bánh vừa mới vớt ra mới ngon.
17. Đặc sản Ve sầu
Khi cái nắng oi nồng của mùa hè xuất hiện cũng là lúc dàn đồng ca ve sầu bắt đầu râm ran. Không chỉ góp nhạc cho ngày hè ve sầu còn trở thành món đặc sản của Vĩnh Long nhiều năm trở lại đây. Ve sầu dùng chế biến món ăn những con ở giai đoạn “ve sầu sữa”. Thời điểm này ve sầu vừa lột nên rất mềm và có màu xanh. Vì quá trình này diễn ra rất nhanh nên ngưòi bắt ve sầu phải canh chỉnh thời gian chính xác.
18. Cá út nấu canh chua
Phàm là người ở miền Tây thù không ai mà không biết cá út. Cá út thường sống ở sông và cũng ai ít nuôi chúng. Những buổi ghe về hay tháo đầm tôm người nào may mắn thì sẽ có được mớ cá tươi ngon cho bữa cơm gia đình. Có thể chế biến cá thành nhiều món khác nhau: kho, chiên, làm khô,... Và để có một món đầy đủ hương vị người ta lại mang cá nấu canh chua.
19. Bánh tét ba nhân
Không biết từ khi nào cứ dịp Tết bà con miền Tây lại nô nức gói bánh tét. Tùy vùng miền mà người ta lại sáng tạo ra một loại bánh khác nhau. Riêng ở miệt vườn Vĩnh Long thì có bánh tét ba nhân ngon thuộc hàng đặc sản miền Tây. Bánh tét ba nhân ngon từ khâu xào nếp với nước cốt dừa pha mỡ hành. Đậu xanh đãi vỏ, thịt mỡ, chuối vừa chín là những thứ cần thiết cho một đòn bánh.
Những tàu lá chuối rọc bỏ sống lá (gân lá) được lau sạch để gói bánh. Rồi từng lớp theo thứ tự nếp – chuối – đậu – thịt mỡ gói thật đều tay. Khéo léo cột thật tròn và đều rồi cho vào nấu. Sau vài lần châm nước, lá chuối ngả vàng là bánh chín.
20. Chôm chôm Bình Hòa Phước
Bình Hòa Phước xưa nay nổi tiếng với những vườn chôm chôm đỏ rực. Chôm chôm ở đây ngọt lịm, thịt lại không dính hạt nên được rất nhiều người yêu chuộng. Cũng vì thế mà chôm chôm ở Vĩnh Long được cho là ngon nhất nước.
21. Sầu riêng Ri 6
Những tín đồ sầu riêng chắc chắn sẽ thích loại đặc sản Vĩnh Long này. Vì độ ngon nên loại sầu riêng này đã được nhân giống ra trồng ở nhiều nơi. Nhưng nếu ăn tại nơi sản sinh ra loại đặc sản này bạn sẽ có một trải nghiệm hoàn toàn khác. Bên cạnh thưởng thức hương vị ngọt thanh, thơm lừng du khách còn được nghe người bán kể về quá trình hình thành và phát triển của giống sầu riêng Ri 6.
22. Cá cóc kho nước dừa
Với điều kiện có nhiều sông, rạch, mương nhỏ,... nên cá cóc sinh trưởng ở Vĩnh Long khá tốt. Cá cóc phần lớn sống tự nhiên. Người dân địa phương cho biết loại cá này rất khó nuôi chính vì vậy mà giá trị của nó lại càng được nâng cao thêm.
Với món cá cóc kho nước dừa, các sau khi làm sạch sẽ được ướp với nhiều nguyên liệu khác nhau như nước màu, tiêu, đường, muối, bột ngọt,.... Sau đó cho vào nước dừa và kho cho đến khi các chín mềm và nước dừa hơi sệt lại. Vì kho bằng nước dừa nên thịt cá đặc biệt ngọt và mềm hơn khi kho với nước dùng thông thường.
23. Gà hấp rượu
Những con gà hấp rượu thịt mềm, nồng mùi rượu khi nào cũng gây ấn tượng mạnh mẽ cho thực khách. Gà hấp rượu ngon nhất phải là gà ta. Gà làm sạch được ướp với nước mắm, hành, tỏi ớt sau đó mang đi hấp với rượu trắng. Cách chế biến này khiến cho thịt gà chắc, mềm mà lại có mì thơm rất đặc biệt. Khác hẳn với những cách hấp thông thường khác. Nhiều người e ngại ăn gà hấp rượu sẽ bị say nhưng không có đâu nhé.
Hy vọng với những địa chỉ đặc sản Vĩnh Long gợi ý trên đây. Sẽ giúp bạn có thể thưởng thức đủ những món ngon và mua được nhiều món quà thú vị cho người thân khi du lịch vùng đất này. Chúc bạn có chuyến đi đến Vĩnh Long thật nhiều niềm vui và ý nghĩa.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9nh_Long