Đặc sản Long An là gì? Long An là mảnh đất trung gian giữa Miền Tây và Đông Nam Bộ. Chính vì vậy, nơi đây có một nền ẩm thực vô cùng phong phú. Đến với Long An, du khách không chỉ được khám phá những nét văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Đây còn là cơ hội để bạn thưởng thức vô số các món ngon nổi tiếng. Cùng Làng du lịch Mỹ Khánh điểm qua những món ăn đặc sản Long An ngon nức tiếng này nhé!
1. Đặc sản Long An - Lạp xưởng tươi
Long An có một loại lạp xưởng rất ngon và độc đáo đó là lạp xưởng tươi. Đặc điểm của lạp xưởng tươi khác với các loại lạp xưởng khác là nạc nhiều, mỡ cực kì ít, gần như không có cảm giác có mỡ khi ăn. Thông thường, có thể nướng trên bếp than hay chiên (với ít mỡ).
Nhưng có một cách chiên rất hay là gọi là "lăn nước". Thay vì dùng dầu (mỡ) thì dùng nước. Cho nước vào xâm xấp thôi, canh lửa riu riu, dùng đũa trở đều tay cho đến khi cạn nước và chiếc lạp xưởng chín vàng đều thì gắp ra.
2. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào
3. Bánh tét Long An
4. Dưa hấu Long Trì
Dưa hấu là loại trái cây được rất nhiều người ưa chuộng và quen thuộc với tất cả mọi người. Chúng được trồng ở nhiều nơi với số lượng lớn. Tuy nhiên điều đặc biệt làm dưa hấu Long Trì trở nên khác biệt và nổi tiếng nằm ở đất trồng.
Đất Long Trì có địa hình cao, nhiều khoáng chất nên làm cho quả dưa hấu ngọt mát hơn rất nhiều. Dưa hấu Long Trì có vỏ mỏng, vị thanh ngọt tự nhiên, ít hạt và bảo quản được lâu. Chính những điều đó đã làm cho nhiều người yêu thích giống dưa được trồng bởi mảnh đất này.
5. Rượu đế Gò Đen
6. Thanh long Châu Thành
Đây là loại trái cây được trồng nhiều ở huyện Châu Thành, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Đã có thời kỳ thanh long Châu Thành “lên ngôi nữ hoàng”. Và thậm chí nhắc đến trái thanh long là người ta nhớ ngay đến Châu Thành. Thanh Long ở đây được trồng theo hàng lối thẳng tắp. Những cành thanh long được thả leo trên cây dông uốn mình như những chú rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn khách tham quan.
7. Đậu phộng Đức Hòa
8. Canh chua cá chốt
Đối với người dân Việt Nam giản dị mộc mạc thì món canh chua đã quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng ở Long An canh chua lại là một món ăn nổi tiếng, là đặc sản của vùng quê này. Canh chua cá chốt Long An đặc biệt bởi nguyên liệu chính là cá chốt - một loài cá có da trơn, kích thước không lớn, to nhất chỉ ở mức 1kg.
Cá chốt được dùng để chế biến nhiều loại món ăn như kho sả ớt, kho tộ, chiên,... nhưng ngon nhất vẫn là nấu canh chua. Người dân Long An rất biết cách lựa cá để nấu canh. Họ chọn những con chất lượng, còn tươi và nhiều trứng. Nguyên liệu chỉ gồm cá chốt, lá me non, đậu bắp, cà chua và rau thơm. Nhưng bằng cách chế biến riêng, món canh chua cá chốt đã trở thành đặc sản Long An nổi tiếng.
9. Lẩu mắm Long An
Lẩu mắm vẫn là món ăn khá mới lạ đối với nhiều người. Nhưng nó lại là đặc sản của người dân miền Tây nói chung và Long An nói riêng. Về Long An mà không ăn lẩu mắm ở đây thì thật là một thiếu sót lớn. Lẩu mắm Long An được chế biến vô cùng đặc biệt với nguồn nguyên liệu dồi dào. Người lần đầu tiên nhìn thấy nồi lẩu mắm chắc chắn sẽ bất ngờ với lượng thức ăn đồ sộ ấy
10. Thịt lợn muối chua
Thịt lợn muối chua là một món ăn bắt nguồn từ phong tục của người Mường. Thường xuất hiện ở các dịp lễ tết, hội hè hay cưới hỏi. Để làm được món này, đòi hỏi phải biết cách chế biến kỳ công đặc biệt. Bởi nó được kết hợp từ nhiều loại lá rừng như lá mít, quế, trầu không,... bên cạnh thịt lợn.
Thịt lợn dùng để muối chua cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng để có thể làm nên chất lượng tốt nhất, ngon nhất. Người ta hay chọn thịt của lợn được nuôi theo kiểu thả rông dài ngày để đảm bảo độ chắc thịt. Sau khi cắt thịt lợn thành từng miếng, ướp muối và giềng khô được giã nhỏ, trộn với rượu nếp cái và ủ với lá rừng. Chỉ một đến hai tuần sau đã có thể mở ra và thưởng thức món thịt lợn muối chua đặc biệt này rồi.
11. Mắm còng Cần Giuộc
Mắm còng Cần Giuộc là một trong những món đặc sản Long An độc đáo nhất của vùng Nam Bộ. Ở các bãi bồi của các huyện Cần Giuộc, Cần Đước có nhiều loại thủy sản, tiêu biểu là còng. Còng là nguyên liệu chính của loại mắm này, thịt còng ngon nhất là loại còng được thu về vào ngày mùng 5 tháng 5.
Quy trình làm mắm còng không quá phức tạp nhưng cần có sự tỉ mỉ và mất khá nhiều thời gian. Người dân rửa sạch còng rồi đâm nhuyễn với muối rồi đem phơi khô ngoài nắng. Sau 3-4 ngày thì vắt để lấy cốt rồi lại phơi nắng cho đến khi mắm keo lại.
12. Bánh tráng sa tế
Đến Long An chơi nhất định phải thưởng thức bánh tráng sa tế dân dã. Có hương vị cay cay hòa quyện cùng chút mặn mặn, ngọt ngọt của bánh thơm lừng làm người ăn cứ muốn ăn mãi không ngừng, nhìn là thích.
13. Mắm tôm chà Cần Giuộc
Cứ về miền Tây là như được về với thủ phủ của mắm. Tuy không vang danh như mắm Châu Đốc nhưng mắm Long An cũng nức tiếng cả một vùng. Điển hình như ở Cần Giuộc có món mắm tôm chà mà ai ghé tới cũng muốn mua một hai hũ về làm quà.
Mắm tôm chà muốn ngon và có màu đỏ đẹp phải lựa những con tôm đầy gạch. Cắt bỏ đầu đuôi ngâm rượu rồi mang đi chà. Khâu này đòi hỏi người làm phải thật mạnh tay để bong tróc hết lớp vỏ tôm. Phần thịt mịn, đỏ au đem phơi hơn nửa tháng là có thể dùng được.
14. Đặc sản Bún Xiêm Lo Long An
Bún Xiêm Lo đặc sản nổi tiếng chỉ có tại Long An được bắt nguồn từ người Khmer với nguyên liệu cầu kỳ, đủ hương vị ăn một lần sẽ nhớ mãi. Địa chỉ quán bún Xiêm Lo của bà Lý Cẩm Hà, bà Hai Nghĩa, bà Ba Thương tại chợ Kiến Tường,...
Về miền sông nước miền Tây, ghé thăm mảnh đất Long An đừng quên thưởng thức những đặc sản ngon nhất không thể bỏ qua ở đây. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn vừa khám phá cảnh đẹp vừa tìm hiểu được đặc sản Long An để có một chuyến đi trọn vẹn.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Long_An